>> Phần 2: Ép phê Culé và Rétro (Cu-lê và trô kéo)
Đánh bida có nhiều điều kì lạ lắm, càng chơi càng thích thú các bạn ạ.
Chắc ai cũng đã từng gặp trường hợp mình đánh thua một ông chú đánh bida đúng kiểu cảm giác, nhưng lạ thay, đánh đâu trúng đó, căn 1 băng, 2 băng, 3 băng, trô kéo như thần, nhưng lại là đánh mão mão. Công nhận đánh theo lối này, có hôm cảm giác tốt, điểm về như mưa, nhưng có hôm lại không có cảm giác, thua lả tả mà không hiểu tại sao hôm nay đánh tệ vậy.
Mình thì từng như vậy, nhưng suy nghĩ muốn đánh tốt hơn thì không thể phụ thuộc vào cảm giác, phải cần kiến thức rõ ràng nên bắt đầu nghiên cứu.
Hôm nay mình chia sẻ các bạn về ép phê trong bida nói chung và 3 băng nói riêng. Hy vọng sẽ giúp các bạn biết thêm hoặc rõ hơn về khái niệm này.
Các nội dung chính
Ép phê trong bida là gì?
Từ hồi bida mới xuất hiện, người ta để ý nếu đánh vào bi chủ mà không đánh đúng vào tâm, thì sẽ có hiện tượng làm bi chủ bị xoáy. Hiện tượng này làm bi chủ khi chạm vào băng sẽ “nảy” ra một kiểu không bình thường. Nên về sau người ta đặt cho hiện tượng này là Effet – tiếng Việt đọc lại thành Ép phê.
Ép phê trong bida có 2 dạng
– Ép phê thuận: Làm bi chạm băng và tạo thành góc ra lớn hơn góc tới
– Ép phê nghịch (kontra/công tre): Ngược lại, góc ra nhỏ hơn góc tới
Cách đặt ép phê trong bida
Mỗi người có một cách đặt ép phê, nhưng để có hệ thống, người ta tập luyện số hóa ép phê để làm chuẩn, dễ sử dụng. Do đó cũng không thể nói ép phê này là ép phê 1 hay 2, ép phê tối đa là ép phê 3 hay 4, đó tùy vào hệ thống của mỗi người tự đặt ra để áp dụng cá nhân.
Mình sẽ chia sẻ hệ thống 4 ép phê mà có thể sử dụng linh hoạt trong libre và 1c, 3c cho các bạn tham khảo.
Mình xin nhắc lại là đây là hệ thống mình sẽ tập luyện để hệ thống cách để ép phê, sau đó tự tin áp dụng cho từng thế bi. Tập luyện là một phần, quan trọng là đối với mỗi bàn bida, mỗi cây cơ sẽ có sự khác biệt, do đó việc thử bàn ở đầu trận rất là quan trọng.
Cách tính ép phê nghịch trong bida
Tương tự hình minh họa trên, ép phê nghịch chỉ khác là thay vì + thêm, ta trừ đi số nút tương ứng với ép phê. Ví dụ ép phê nghịch 1 sẽ làm góc ra = góc tới – 0.5 nút
Áp dụng trong bida carom
Ví dụ trường hợp 1 băng: Để ép phê 2 vì thiếu 1 nút
Ví dụ trường hợp 3 băng bắt chí: Để ép phê 4 vì thiếu 2 nút
Ví dụ trường hợp A-băng (carom): Để ép phê -1 vì đang bị dư 0.5 nút
Sở dĩ trường hợp này mình lấy tia tới thẳng vào nút để tròn số -> dễ tính toán hơn, và đặt biệt hơn ở thế bi này là nếu đánh để ép phê thuận (điểm đánh khác), khả năng chỉ trúng đỏ mà không trúng trắng cao.
Với hệ thống 4 ép phê này, ta có thể sử dụng được đối với rất nhiều thế bi, hệ thống giá trị này tương ứng với bộ số Tuzul nên cũng được nhiều bạn chuyên nghiệp sử dụng.
Ép phê xòe là gì?
Chắc nhiều bạn cũng đã biết về từ này. Xòe là khi bi chủ của mình xoáy cực mạnh luôn và nó hỗ trợ rất tốt trong bida 3 băng ở các hình bi bắt chí.
Ứng dụng
Một vài hình bi bắt chí (bi mục tiêu ở sát băng) thì bi chủ càng có nhiều ép phê thì xác suất trúng sẽ cao hơn mà vẫn đảm bảo đủ băng. Do đó, ép phê xòe được tận dụng.
Cách đánh xòe
Nguyên lý của một cú xòe là tốc độ quay so với tốc độ di chuyển của bi lớn hơn nhiều một cú đặt ép phê thông thường. Do đó, nguyên tắc của cú xòe là sẽ hình thành sau khi chạm dày bi cadre, làm cho bi chủ bị chết đạn (di chuyển chậm hơn) cộng với ép phê.
Rất hy vọng chút ít chia sẻ này sẽ bổ trợ các bạn trên con đường sự nghiệp chinh phục môn thể thao đầy tính nghệ thuật này.