Bộ số cộng – Bộ nút số 2 băng gãy | Bida 3 băng

Bộ số cộng (hay còn gọi là bộ gãy vì cách áp dụng của nó) cũng là một trong những bộ số hay được sử dụng. Hôm nay mình sẽ trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu nhất cho các bạn về bộ số này.

Bộ số cộng áp dụng cho thế bi nào?

Nó đây, khi mình muốn đánh A băng như hình hoặc đánh cadre > 2 băng dậu và gãy ở băng dài đối diện. Có thể là chạm trái hoặc múa 2 băng gãy:

bo nut so bida nut so cong 1 Bộ số cộng   Bộ nút số 2 băng gãy | Bida 3 băng
Bộ số cộng – Bộ nút số 2 băng gãy
bo nut so bida nut so cong 2 Bộ số cộng   Bộ nút số 2 băng gãy | Bida 3 băng
Bộ số cộng – Bộ nút số 2 băng gãy

Bộ này tương đối đơn giản. Giờ mình sẽ đi vào cách tính toán. Bộ số này cũng cần xác định 3 điểm như bộ 50:

  1. Điểm đầu (Góc bi chủ)
  2. Điểm đánh
  3. Điểm trúng

Bước 1: Xác định điểm trúng

Bạn chọn 1 điểm có xác suất trúng cao nhất, cái này đánh nhiều sẽ quen thôi :D, như ví dụ bên dưới thì mình chọn điểm trúng chỗ màu đỏ, tương ứng với điểm đó là điểm 60.

bo nut so bida nut so cong 4 Bộ số cộng   Bộ nút số 2 băng gãy | Bida 3 băng
Các giá trị điểm trúng trên băng 3

Bước 2: Xác định điểm đầu và điểm đánh

bo nut so bida nut so cong 5 Bộ số cộng   Bộ nút số 2 băng gãy | Bida 3 băng
Giá trị điểm đánh (đánh chạm ngắn)

Ta cần chọn Điểm đầu và điểm đánh để kết hợp thành tia tới, sao cho:

Điểm đầu + điểm đánh = điểm trúng

Chọn tia tới như thế nào? Tia tới là tia đi qua bi chủ, hướng vào băng ngắn tương ứng với điểm đánh (băng ngắn này ngược hướng với điểm trúng), nối dài tia tới ra phía sau, chạm băng dài  sẽ có giá trị là điểm đầu. Vậy như thế bi trên, sau khi mình xác định Điểm trúng là 60, mình chọn cặp tia tới 40-20 để về điểm trúng.

Liên quan:  Bộ nút số 1 băng 2 gãy (dài-dài-ngắn)

Bước 3: Đặt Ép phê?

Bộ này sử dụng áp phê số 2. Để biết thêm về cách phân loại ép phê trong bida 3 băng, mời các bạn xem bài Các loại ép phê trong Bida

4.3/5 - 2343 bình chọn